Tuesday, May 26, 2009

4 nguyên tắc cải thiện chiều cao “mét mốt” cho teen


1. Ý thức phát triển chiều cao từ lúc dậy thì

Bởi vì khi đã chấm dứt giai đoạn dậy thì (sau 18 tuổi), chiều cao của chúng mình sẽ tăng rất chậm và hầu như không còn phát triển nữa (các XY có thể cao đến 22-25 tuổi, các XX có thể cao đến 20-22 tuổi). Sau giai đoạn dậy thì, sự sụt giảm của các nội tiết tố liên quan đến canxi và phốt pho làm cho sự phát triển chiều cao chậm lại do ngừng quá trình chuyển canxi vào xương. Vì thế, muốn chiều cao chúng mình phát triển tốt, chúng mình phải cực kỳ ý thức “chăm sóc” chiều cao ngay từ giai đoạn mới bắt đầu dậy thì nhé (11-12 tuổi trở đi). Nếu bỏ qua giai đoạn này thì tức là bạn đã hoài phí một “cơ hội ngàn vàng” rồi đấy và cơ hội sẽ không bao giờ trở lại cửa sau một lần nữa đâu. Hãy ghi nhớ nhé!

2. “Bồ kết” ngay một vài môn thể dục hữu ích cho chiều cao

Mỗi ngày ngoài những giờ học trên lớp và những buổi sinh hoạt ngoại khoá ra, chúng mình nên khôn ngoan kết thân ngay với những môn tập thể thao và dành khoảng từ 30 phút đến 1h đồng hồ luyện tập mỗi ngày nhé. Đặc biệt, muốn phát triển hơn nữa chiều cao của mình, bạn nên lưu ý chọn những môn thể thao mà có tác dụng tăng chiều cao toàn diện như: chạy ngắn, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, xà đơn, bợi lội…Những môn thể thao này nếu tập liên tục, hứng thú sẽ giúp cho chúng mình có điều kiện duỗi dài cột sống, tay chân “lênh khênh” hơn để sải bước tự tin cùng bạn bè đấy.

Ngoài ra, phơi nắng mỗi ngày 20 phút sẽ khiến diện tích da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng tạo vitamin D cần thiết cho xương của chúng mình tăng trưởng nữa nhé.

3. Măm măm “chất và lượng”

Nhịn ăn, ăn kiêng quá đều không tốt cho cơ thể vì đương nhiên việc giảm bớt một số lượng thức ăn kiêng khem hằng ngày đã khiến cơ thể chưa nhận đủ năng lượng cần thiết mỗi ngày rồi. Vì thế, chúng mình phải ăn uống đủ lượng và đủ chất. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đưa vào khẩu phần ăn những chất dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến việc giúp tăng trưởng chiều cao như: protein (đạm), vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt...

Chúng mình cũng lưu ý uống 2 ly sữa mỗi ngày nữa nhé vì sữa là thực phẩm không thể thiếu nếu muốn phát triển chiều cao. Nó là một loại thực phẩm tối ưu và được khuyến cáo dùng đến suốt cuộc đời, vì mỗi giai đoạn sữa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe theo một chiều hướng khác nhau đấy. Nếu chưa đến 18 tuổi, có thể uống sữa nhiều hơn và tập luyện tích cực để chiều cao phát triển tối đa trước khi không thể tăng thêm được nữa.

4. “Khò khò” đủ và đúng giờ
Nguyên tắc này xem ra có vẻ “dễ ợt” nhất với teen chúng mình phải không? Ngủ đủ 8 giờ vào ban đêm cũng như chúng mình nên đi ngủ sớm, dậy sớm để chào bình minh sớm sẽ tốt cho cơ thể rất nhiều. Cố gắng dành thời gian chợp mắt buổi trưa khoảng 15-30 phút cũng là quá okie rùi. Bởi vì nếu ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ cho chúng mình một giấc ngủ sâu và đó còn là yếu tố kích thích tăng trưởng được tuyến yên tiết ra, làm tăng thêm chiều cao và số cân nặng.

Note: Để phát triển chiều cao và cân nặng của mình, chúng mình hãy nên theo dõi cân nặng và chiều cao mỗi tháng nhé để xem mình “cải tiến” ra sao. Ngoài tác dụng phát triển chiều cao, 4 nguyên tắc trên còn là “chìa khoá vàng” giúp chúng mình đẹp hơn với một cơ thể cân đối, chắc gọn và khỏe mạnh.

Oxy và sức khỏe

Trong cuộc sống hiện tại có nhiều khi do không chú ý, chúng ta đã tạo ra môi trường sống, làm việc thiếu oxy. Đã có một số gia đình có nhiều người bị ngộ độc oxyd carbon, thiếu oxy phải đi cấp cứu, thậm chí tử vong vì nhà đóng kín cửa trong khi chạy máy phát điện đặt trong nhà. Khi hội họp đông người trong nhà, cửa đóng kín, thông gió kém; đi ôtô máy lạnh đường dài, đông người dễ mệt mỏi một phần cũng vì thiếu oxy. Khi lao động thể lực, trí óc cường độ cao, nhu cầu oxy tại các cơ bắp thịt (cơ vân) ở não tăng nhiều, có thể xảy ra tình trạng thiếu oxy do cung không đủ cầu.

Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, y học với những phương pháp chữa bệnh ngày càng đi sâu vào giải quyết nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, bên cạnh điều trị chú ý hơn tới điều dưỡng. Chủ động điều trị bệnh từ khi còn chưa nặng. Bên cạnh ăn uống tốt đã đến lúc cần chú ý tới thở đúng, thở một cách khoa học.

Tầm quan trọng của oxy

Oxy thường gọi là dưỡng khí, là một trong những chất cơ bản tạo ra và duy trì sự sống. Chúng ta đều biết ăn uống rất quan trọng tới sức khỏe với sự sống, nhưng còn ít thấy vai trò của thở. Thực ra oxy rất quan trọng, người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày nhưng nhịn thở ( ngừng cung cấp oxy cho cơ thể) chỉ có thể tính bằng phút. Nếu não không được cung cấp oxy thì sau 4 đến 5 phút đã bắt đầu bị tổn thương, sau 9 – 10 phút đã bị tổn thương không phục hồi. Oxy rất cần thiết nhưng vì có sẵn trong tự nhiên nên thường ta ít nhận thấy nó quan trọng. Giả như oxy phải do con người tạo ra như các hàng hóa khác thì có lẽ không có gì cần dự trữ trong nhà bằng oxy!

Tuy có sẵn trong tự nhiên với hàm lượng lớn, ổn định (20 -21% thể tích không khí) nhưng không phải trong cơ thể ai cũng đủ oxy. Oxy vào cơ thể ta còn phụ thuộc vào sự tiếp nhận của phổi, vận chuyển của máu, thông suốt của mạch máu, khả năng làm việc của tim. Các bệnh cấp tính, mãn tính ở phổi đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự tiếp nhận oxy của phổi. Khả năng vận chuyển oxy của máu trong điều kiện áp suất không khí bình thường phụ thuộc vào hemoglobin có trong hồng cầu. Khi thiếu máu, phương tiện vận chuyển oxy này bị giảm thiểu, có khi tuy đủ lượng hemoglobin nhưng khả năng vận chuyển oxy của nó giảm, đó là trường hợp khi cơ thể bị ngộ độc các chất gây methemoglobin. Máu của người nghiện thuốc lá nặng tỷ lệ carboxyhemoglobin có thể tới 8 - 10% hemglobin không có khả năng vận chuyển oxy nữa. Sự vận chuyển oxy từ phổi tới các bộ phận của cơ thể còn phụ thuộc vào khả năng làm việc của tim, tình trạng của mạch máu. Khi có bệnh tim mạch, đặc biệt trong bệnh viêm tắc động mạch, tĩnh mạch ảnh hưởng rất nhiều đến việc cung cấp oxy cho cơ thể. Như vậy cùng sống trong một môi trường, nhưng có người cơ thể được cung cấp đủ oxy, có người thiếu. Trong thực tế không chỉ ở bệnh nhân mà ở một số người tuy đang sinh hoạt làm việc bình thường, nhưng toàn cơ thể hoặc ở một cơ quan hay bộ phận nào đó vẫn thiếu oxy ở mức độ nhất định.

Oxy rất cần thiết do đó thiếu oxy là nguyên nhân tiên phát hoặc thứ phát của nhiều bệnh. Có nhiều bệnh: ngộ độc oxyd carbon, suy tim, hen suyễn…. thiếu oxy toàn thân. Cũng có nhiều bệnh nhân thiếu máu ( thực ra là thiếu oxy) cục bộ như: thiếu máu cơ tim, thiểu năng tuần hoàn não… Bệnh tiểu đường lâu ngày thường gây viêm tắc mạch, nhất là các mạch máu chân. Khi nặng gây hoại tử bàn chân, lúc đó tại đây thiếu oxy trầm trọng.
Để cơ thể khỏe mạnh, làm việc có năng suất cần luôn luôn đảm bảo đủ nhu cầu oxy cho cơ thể. Tạo môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi có nhiều cây xanh, thông thoáng là biện pháp rất cần thiết.

Oxy cao áp điều trị nhiều loại bệnh

Trong thực hành y tế nước ta, oxy được dùng trong hồi sức cấp cứu với những ca bệnh nặng, bằng cách cho bệnh nhân thở hỗn hợp khí có hàm lượng oxy cao nhằm bù lại nhanh chóng lượng oxy thiếu hụt. Phương pháp điều trị bằng oxy cao áp bù đắp nhanh chóng, chủ động hơn lượng oxy thiếu hụt. Đây là phương pháp điều trị của y học hiện đại được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế và y học phát triển.

Thở oxy tại nhà đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân cần được hỗ trợ bằng thở oxy nhưng không có điều kiện tới bệnh viện. Tuy nhiên nếu không được hướng dẫn quản lý của bác sĩ có thể dùng không đúng chỉ định, không đúng phương pháp, đôi khi lạm dụng sẽ không đem lại hiệu quả tốt, đôi khi có hại. Trong điều trị điều dưỡng oxy cho trẻ em cần chú ý cân nhắc với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nhất là đối với trẻ thiếu tháng, thiếu cân.

Thở oxy là một trong những biện pháp tốt trong điều trị điều dưỡng bệnh, nhằm giải quyết tình trạng thiếu oxy cấp hoặc mãn tính, xảy ra trên toàn cơ thể hay cục bộ ở một bộ phận cơ thể; do bệnh lý hay khi mất cân bằng giữa cung và cầu oxy khi lao động chân tay, trí óc cường độ cao. Nhưng cũng cần lưu ý, tuy oxy là chất rất cần thiết cho sự sống, cho cơ thể, nhưng nó cũng cần được coi là một loại thuốc, phải được hướng dẫn bởi cán bộ y tế chuyên khoa.

Những thói quen khiến bạn khó ngủ sâu

Để quạt thẳng vào người, để điều hòa quá lạnh, nằm sấp hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ..., những thói quen tưởng chừng vô hại này lại làm bạn khó ngủ sâu vào ban đêm.

Một số thói quen dưới đây có thể dễ dàng khắc phục, nhưng cũng có những thói quen cần đến sự trợ giúp hoặc chữa trị của các chuyên gia.

Ăn trước khi đi ngủ
Các nhà khoa học đã xác định những người có thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ sẽ làm tăng axit trong thực quản, gây nên chứng ợ nóng trong khi ngủ. Hiện tượng này cũng có thể khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho. Sự hồi lưu thức ăn từ dạ dày lên vào ban đêm sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngậm kẹo bạc hà trước khi ngủ cũng có thể dẫn đến việc cơ thể mất nước gây nên chứng khô và rát họng như trên.

Dùng đồ uống có hàm lượng cồn hay cafêin cao trước khi ngủ
Đối với một số người, việc uống cafe trở thành thói quen hằng ngày, đến nỗi họ không cảm nhận thấy chúng có tác động đến giấc ngủ. Thực ra từ lâu khoa học đã xác định các loại đồ uống này khiến cơ thể có cảm giác mơ màng, trằn trọc và hay trở mình. Trong trường hợp buộc phải uống thì nên uống thêm một cốc nước lọc sau mỗi cốc rượu, bia hoặc café. Chúng có thể làm cho giấc ngủ của bạn đúng nghĩa hơn.

Thở bằng miệng khi ngủ
Bạn nên nhờ người thân xác định xem mình có thói quen này hay không. Nếu có kèm theo tật ngáy sẽ làm tăng tình trạng mất nước, khiến bạn thường bị khô, rát miệng và họng vào sáng hôm sau. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên thói quen này như: uống quá nhiều rượu vào buổi tối, do quá nhiều axít trong dạ dày hoặc bạn mắc rối loạn dạ dày hay bệnh trào ngược axít, do tác dụng phụ của thuốc chữa suy nhược, chữa mất ngủ;
Hay thậm chí do bạn bị stress hoặc vách ngăn mũi bị lệch. Bạn hãy dùng thử 1 cốc nước trước khi ngủ (nếu bạn bị tiểu đêm thì có thể uống nhiều nước vào ban ngày), nếu vẫn còn thói quen này thì cần liên hệ các chuyên gia y tế để xác định chính xác nguyên nhân.

Để quạt thẳng vào người khi ngủ
Thói quen này rất có hại, nhất là vào mùa hè. Quạt mạnh và trực tiếp vào cơ thể làm gia tăng tình trạng mất cân bằng nước, dễ gây khô miệng, đau rát họng, thậm chí gây viêm họng.

Tư thế ngủ không đúng
Một số người có thói quen ngủ úp mặt hoặc gập cong người. Các tư thế này dễ gây ra hiện tượng tức thở khi ngủ. Việc úp mặt thường tạo nên những giấc ngủ không liên tục bởi vì nó làm ảnh hưởng đến nhịp thở và không tốt cho tim. Gập cong người trong suốt cả một đêm sẽ gây nên bệnh đau lưng.
Những tư thế ngủ không thoải mái này thường gây ra những dấu hiệu không tốt ở lưng, nhất là đối với phụ nữ. Theo một số chuyên gia về phẫu thuật chỉnh hình, chúng ta nên tập cho cơ thể quen ngủ với tư thế nằm ngữa, duỗi thẳng lưng, có kê một chiếc gối ở dưới đầu gối. Tư thế ngủ này giúp toàn bộ cơ thể thả lỏng triệt để khi ngủ.

Môi trường ngủ quá lạnh
Nguyên nhân này do dùng máy lạnh hoặc bạn mở cửa sổ phòng ngủ vào đêm. Khi đó cơ thể của bạn sẽ có phản ứng gập cong lại để tránh lạnh. Phòng ngủ quá lạnh nhưng bạn lại không có thói quen dùng chăn đắp (nhất là vùng bụng và ngực) khiến cơ thể thường xuyên xuất hiện các phản xạ có ý thức chống lạnh, làm bạn thường xuyên trở mình, ảnh hưởng giấc ngủ, đồng thời dễ tạo nên các tư thế ngủ có hại cho cột sống,.

Mở rộng cửa sổ khi ngủ
Có thể vì lý do mát và thông thoáng, bạn thường mở rộng cửa sổ. Tuy nhiên thói quen này có thể làm gia tăng tình trạng ô nhiễm, nhất là trong các đô thị. Theo đó, những chất gây dị ứng bên ngoài sẽ có điều kiện vào phòng và xâm hại cơ thể, gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở - làm gián đoạn giấc ngủ say.

Trang điểm và dùng mùi thơm khi ngủ
Việc lạm dụng mỹ phẩm đôi khi không thích hợp khi bạn muốn ngủ say, thậm chí có hại, nhất là các chất dùng cho vùng mắt, hóa chất chuốt mi làm sưng bọng mắt hoặc gây viêm da. Sử dụng nhiều nước hoa cũng sẽ làm tăng khả năng bị viêm mũi và hen suyễn. Tương tự như vậy, một số sản phẩm tẩy uế hoặc làm thơm mát không khí có rất nhiều hóa chất. Chúng là nguyên nhân gây kích ứng da, mũi, cổ họng và phổi trong khi ngủ, ảnh hưởng xấu trực tiếp đến giấc ngủ.

Để hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ
Những cây (hoặc đóa) hoa thơm ngát là nguyên nhân gây dị ứng. Có một số loài hoa thường thụ phấn nhờ gió nên phấn hoa trong không khí dễ làm bạn bị chảy nước mắt và nước mũi. Nếu bạn vẫn muốn giữ thói quen này thì nên chọn những loại có mùi thơm nhẹ, không có nhiều phấn hoa (như hoa tulip, hoa hồng). Mặt khác, cây xanh sẽ làm phòng ngủ thiếu oxy, gây hại cho não và giấc ngủ sâu.

Để vật cưng hoặc đồ chơi trong phòng ngủ
Thậm chí có bạn còn để chúng ngủ chung giường với mình! Thói quen này rất tai hại. Bên cạnh việc chúng có thể có chấy, rận; nước bọt và lông của chúng có thể gây ra bệnh dị ứng và hen suyễn. Những con thú nhồi bông hoặc một số đồ chơi (làm bằng vải, len, nhung…) cũng có không ít bụi. Ngoại trừ chăn và gối, bạn không nên để bất kỳ vật dụng, đồ chơi hoặc thú nuôi lên giường ngủ của mình.

Ngủ trưa quá nhiều
Một số người không có thói quen ngủ trưa, nhưng cũng không ít bạn ngủ trưa (hoặc ngủ ban ngày) quá nhiều. Điều này dễ làm triệt tiêu nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm. Theo các chuyên gia, ngủ trưa tốt nhất là không quá 60 phút.

Thói quen ít vận động thân thể
Giấc ngủ say còn xuất phát từ nhu cầu nghỉ ngơi sau vận động cơ bắp mệt mỏi. Những nghề lao động trí óc, làm việc trong phòng lạnh hoặc ngồi yên một chỗ dễ triệt tiêu nhu cầu này. Các chuyên gia đã khuyến cáo, con người cần vận động để cơ thể tiết mồ hôi ít nhất 1 lần trong ngày. Bên cạnh yêu cầu bài tiết chất độc trong mồ hôi và làm đẹp cơ thể, tập thể dục phù hợp còn làm xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ say) vào ban đêm.

Ngoài ra, một số thói quen khác cũng có thể gây hại cho giấc ngủ say như: mở nhạc lớn hoặc để đèn sáng khi ngủ, xem phim bạo lực hoặc kinh dị, căng thẳng tâm lý quá mức, không tắm sạch…

Khủng hoảng thiếu oxy

TT - Trong quyển Khủng hoảng oxy vừa ra mắt của tác giả Roddy Newman (Mỹ), loài người hết sức chú ý đến việc làm sao đảo ngược tiến trình ấm lên toàn cầu, nhưng có rất ít người quan tâm đến hàm lượng oxy trong không khí đang giảm dần và hững tác hại lâu dài của nó.

So sánh với thời tiền sử, hàm lượng oxy trong bầu khí quyển bao quanh Trái đất đã giảm 1/3 và ở những thành phố lớn có thể giảm hơn 50%, theo nghiên cứu của các giáo sư Mỹ. Nguyên nhân? Khoảng 10.000 năm về trước, diện tích rừng bao phủ Trái đất nhiều ít nhất gấp đôi bây giờ, có nghĩa lượng oxy do rừng sinh ra hiện nay chỉ bằng phân nửa ngày trước. Trong khi đó, loài người lại đốt than, dầu mỏ, khí đốt khiến hàm lượng carbon trong không khí tăng vọt trong thế kỷ 20.

Ở biển cũng vậy. Theo báo cáo của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), lượng thực vật đơn bào sản xuất oxy giảm chỉ còn khoảng 70% so với cách đây ba thập niên. Thống kê của Liên Hiệp Quốc cho biết trên thế giới có gần 150 vùng chết do chất thải công nghiệp và nông nghiệp được đưa ra biển. Chất gây ô nhiễm làm giảm hàm lượng oxy xuống đến mức hầu hết hoặc không sinh vật biển nào còn có thể sống ở đó. Thiếu oxy khiến trữ lượng cá giảm và nguồn thức ăn của các dân tộc tiêu thụ hải sản giảm theo. Thiếu oxy còn gây đột biến gen, thay đổi nội tiết tố và những điều này có thể tác động đến khả năng sinh sản trong đời sống đại dương.

Nhà nghiên cứu Roddy Newman lấy làm lạ vì sao trên thế giới chưa hề có một cuộc nghiên cứu có tầm vóc nào về vấn đề này. "Có lẽ việc sụt giảm oxy diễn ra từ từ nên cơ thể con người đã tiến hóa để thích nghi với hoàn cảnh mới?" - tác giả nêu giả thuyết. Tuy vậy, ông nhắc đến quan điểm của giáo sư Mỹ Ervin Laszlo, cố vấn của Liên Hiệp Quốc về các khoa học hệ thống và triết học, cho rằng sự sụt giảm hàm lượng oxy tạo ra những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng.

Theo Laszlo, hàm lượng oxy trong khí quyển ở thời tiền sử là trên 21%, nhưng hiện chỉ còn 19% ở vùng tương đối ít ô nhiễm và 12-17% ở những thành phố lớn. Với hàm lượng oxy ít ỏi hiện nay, con người khó bề duy trì sức khỏe cơ thể do các tế bào và nội tạng thiếu oxy, hệ thống miễn dịch suy yếu, hoạt động giảm và hiệu quả kém. Không phải ngẫu nhiên mà số ca ung thư và các bệnh lạ tăng theo đà sụt giảm oxy.

"Cần phải có một cuộc điều tra để xem việc giảm oxy trong không khí tác động dài hạn thế nào đến giống loài của con người cũng như của các loài khác" - tác giả nhấn mạnh.


Thiếu oxy = Hội chứng “Nhà Kín”

Những người sinh sống trong các căn hộ khép kín hay có môi trường xung quanh ô nhiếm dễ thấy mệt mỏi, khó chịu. Một hai năm trở lại đây, một số gia đình đã phải mua bình oxy đểxả khí ra khắp nhà nhằm bổ sung dưỡng khí.

Ông Nguyễn Hữu Viên (Công ty Thương mại Thiện Chí) cho biết vài năm trở lại đây, có nhiều khách hàng đến mua bình khí oxy để xả ra khắp nhà do không khí trong nhà thiếu dưỡng khí, quá ngột ngạt. Thiếu oxy làm xuất hiện các triệu chứng: nhức đầu, khó chịu ở mặt, mũi, họng, chóng mặt buồn nôn, mệt mỏi và ngủ gật, mất tập trung, dễ bị kích động, dễ cáu gắt, khô da, ngứa và nổi ban ở da, làn da chóng nhăn nheo, già trước tuổi. Những người sống trong các chung cư cao tầng, những căn hộ có môi trường xung quanh ô nhiễm dễ mắc các triệu chứng trên.

Hiện tượng đó còn gọi là hội chứng cao ốc. Bởi vì những triệu chứng đó có vẻ giống bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng các biểu hiện sẽ giảm hẳn hoặc biến mất khi ra khỏi tòa nhà. Nguyên nhân chính là do không khí cũ được máy điều hòa luân chuyển nhiều lần trong phòng kín gây ô nhiễm không khí. Hơn nữa, môi trường tại các chung cư không được bảo vệ hợp lý, môi trường tại một số chung cư đã bị ô nhiễm trầm trọng. Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, phần lớn các toà cao ốc có không khí ô nhiễm gấp 100 lần so với môi trường bên ngoài.

Các tòa nhà cao tầng chứa nhiều khí độc hại từ nhiều nguồn khác nhau như: khói thuốc, sơn tường, thảm sàn nhà, hóa chất xịt thơm, các máy văn phòng… Các vật dụng đó tạo ra các khí độc hại CO2, radon… và các chất hữu cơ bay hơi VOC gây nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Ngoài ra, những vũng nước đọng trong ống thông khí, trần nhà, thảm…là điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Để bổ sung oxy cho căn phòng cần xả bình khí trong điều kiện đóng kín cửa không thì sẽ là “gió vào nhà trống”. Anh Trần Nam, một người ở quận Hai Bà Trưng cho biết: “Nhà tôi nằm ngày bên sông Kim Ngưu luôn bốc mùi hôi thối rất khó chịu, nhất là vào những ngày hè thì thật khủng khiếp. Nhà lại có người già, trẻ em nên hàng tháng tôi phải mua một, hai bình oxy để xả khắp nhà, thì thấy dễ chịu hơn rất nhiều”.

Không chỉ người bệnh mà cả người khỏe mạnh mỗi ngày cũng nên bổ sung trực tiếp oxy khoảng 30-60 phút, đặc biệt cần thiết cho những người thường xuyên làm việc trong môi trường sản xuất độc hại, ngồi lâu trong xe hơi, phòng kín, lao động trí óc căng thẳng. Tuy nhiên, những người bình thường không nên lạm dụng vì như thế có thể làm cho phổi lười hoạt động.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày Công ty Thương mại Thiện Chí cung cấp 12-15 bình oxy cho khách hàng sử dụng dịch vụ này. Một bình có dung tích 140 lít xả liên tục được ba giờ. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Vấn đề cấp thiết là cải tạo hệ thống không khí, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường. Những khách hàng quen thường là có nhà nằm gần các con sông bị ô nhiễm.

Monday, May 11, 2009

NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ CHO NGƯỜI VIỆT NAM

Bảng 1 - NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ CHO NGƯỜI VIỆT NAM

Lứa tuổi Năng lượng (kcal) Protein (g) Chất khoáng Vitamin
Ca (mg) Fe (mg) A (mcg) B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg)
Trẻ em








3 - <> 620 21 300 10 325 0,3 0,3 5 30
6-12 tháng 820 23 500 11 350 0,4 0,5 5,4 30
1 - 3 tuổi 1300 28 500 6 400 0,8 0,8 9,0 35
4 - 6 tuổi 1600 36 500 7 400 1,1 1,1 12,1 45
7-9 tuổi 1800 40 500 12 400 1,3 1,3 14,5 55
Nam thiếu niên








10 - 12 tuổi 2200 50 700 12 500 1,0 1,6 17,2 65
13 - 15 tuổi 2500 60 700 18 600 1,2 1,7 19,1 75
16 - 18 tuổi 2700 65 700 11 600 1,2 1,8 20,3 80
Nữ thiếu niên








10 - 12 tuổi 2100 50 700 12 700 0,9 1,4 15,5 70
13 - 15 tuổi 2200 55 700 20 700 1,0 1,5 16,4 75
16 - 18 tuổi 2300 60 600 24 600 0,9 1,4 15,2 80
Người trưởng thành








Nam 18 - 30 tuổi








lao động nhẹ 2300 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động vừa 2700 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động nặng 3200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
Nam 30 - 60 tuổi








lao động nhẹ 2200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động vừa 2700 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động nặng 3200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75

Nam > 60 tuổi










lao động nhẹ 1900 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động vừa 2200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75

Nữ 18 - 30 tuổi










lao động nhẹ 2200 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động vừa 2300 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động nặng 2600 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70

Nữ 30 - 60 tuổi










lao động nhẹ 2100 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động vừa 2200 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động nặng 2500 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70

Nữ > 60 tuổi










lao động nhẹ 1800 55 500 9 500 0,9 1,3 14,5 70










Phụ nữ có thai (6 tháng cuối)

+ 350 + 15 1000 30 600 + 0,2 + 0,2 + 2,3 + 10

Phụ nữ cho con bú (6 tháng đầu)

+ 550 + 28 1000 24 850 + 0,2 + 0,4 + 3,7 + 30

Ghi chú: (+): có nghĩa là phần thêm so với nhu cầu của người phụ nữ ở lứa tuổi tương ứng

Chế độ ăn cho người có nhóm máu B

Nếu như thực đơn của người có nhóm máu AB nghiêng về thực vật thì người có nhóm máu B lại thích hợp với một chế độ ăn gồm thịt rừng, thịt thú nuôi theo đàn (như cừu), trứng, sản phẩm từ sữa ít chất béo. Ngoài ra, cần ăn thêm cá, đậu hạt, ngũ cốc, trái cây và rau.

Nhóm máu B được gọi là nhóm máu “người du cư”. Nó xuất hiện ở giai đoạn sau trong quá trình tiến hóa, thích nghi hài hòa với đời sống du cư, chăn nuôi bò, cừu ở những vùng cao.

Những thức ăn kỵ với người có nhóm máu B gồm bắp, kiều mạch, đậu lăng, đậu phộng (lạc), mè (vừng) và lúa mì - vì chúng chứa các lectin làm trì trệ sự chuyển hóa họ, dẫn tới mệt mỏi, ứ dịch và hạ đường huyết. Thịt gà, vốn có những lectin kết dính tấn công luồng máu tuần hoàn của nhóm B, cũng có thể dẫn tới đột quỵ và những bệnh rối loạn miễn dịch. Một số đậu hạt như đậu lăng, đậu trắng hàm chứa lectin cản trở tiến trình sản xuất insulin. Cũng như với người có nhóm máu O, người nhóm B cũng không nên ăn cà chua.

Do ít phải “đương đầu” với môi trường như nhóm máu O, và ít phải chịu “gánh nặng” về mặt thể chất như nhóm máu A nên những người thuộc nhóm máu B cần hoạt động thể chất xen kẽ loại cường độ cao với các hình thức thư giãn. Ví dụ như ba ngày mỗi tuần chơi thể dục nhịp điệu, đánh tennis, tập judo, đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, chạy bộ hay cử tạ; còn 2 ngày khác tập tai-chi, yoga, chơi gôn.

Những người thuộc nhóm máu B có nhiều nguy cơ bị virus phát triển chậm tấn công hệ thần kinh hơn những người thuộc nhóm máu khác. Họ cũng hay bị bệnh xơ cứng rải rác, Lou Gehrig hơn. Hệ miễn dịch của họ không nhận biết được các virus kể trên kẻ thù. Thịt gà và bắp vốn có những lectin khiến người nhóm máu B dễ nhạy cảm hơn với loại virus này nên cũng là những thức ăn cần kiêng cữ.

Người có nhóm máu AB nên ăn gì?

Về cơ bản, chế độ ăn tối ưu của người có nhóm máu AB cũng giống chế độ ăn của người có nhóm máu A, tức là nghiêng về thực vật, nên thêm cá và chút sữa...

Mỗi nhóm máu được đánh dấu bởi những chất sinh hóa chuyên biệt, thường được gọi là sinh kháng thể (angtigens), giúp cho hệ miễn dịch biết đâu là “bạn” và đâu là “thù”. Nếu một sinh kháng thể khác lạ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể (antibody) để đối phó. Kháng thể “bám” lấy chất lạ, đánh dấu và khiến nó dễ kết dính về mặt sinh hóa. Các sinh kháng thể kết dính virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư... lại thu hút lẫn nhau, dính chùm vào nhau và nhờ thế hệ miễn dịch của cơ thể phá hủy được chúng dễ dàng.

Nếu chất protein có tên lectin trong thức ăn không tương thích với các sinh kháng thể của nhóm máu, chúng sẽ kết dính các hồng cầu.

Hơn thế nữa, các lectin không tương thích trong thức ăn sẽ kháng lại tiến trình tiêu hóa ngay trong dạ dày, tự kết dính vào các tế bào dạ dày và ruột non, hoặc “đột nhập” vào dòng tuần hoàn máu và di chuyển tới bộ phận khác (như thận, gan, não) và kết dính tế bào ở nơi chúng đọng lại. Các lectin không tương thích này làm tê liệt các cơ quan và hệ thống, gây trở ngại cho việc tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn, đến tiến trình sản xuất insulin và tác động lên thế quân bình hoóc môn.

AB là nhóm máu “mới” nhất trong quá trình tiến hóa, chỉ mới xuất hiện 10-15 thế kỷ trở lại đây. Đây là nhóm máu hiếm gặp nhất và có thể còn đang biến chuyển. Nhưng chắc chắn nhóm máu AB là sự kết hợp đa số các ưu điểm cũng như nhược điểm của nhóm máu A và B.

Chế độ ăn tối ưu của người có nhóm máu AB nghiêng về thực vật, nên thêm cá và chút sữa...

Người có nhóm máu này phải kiểm tra thật kỹ những thức ăn sẽ dùng hơn so với người có nhóm máu khác.

Nhóm AB thừa hưởng của nhóm A một bào tử tiết ra ít acid và thừa hưởng khả năng thích nghi với thịt của nhóm B. Kết quả là người có nhóm máu AB ăn được một ít các loại thịt mà nhóm B ăn được (như thịt cừu, thịt thỏ, thịt gà tây). Riêng thịt bò sẽ gây khó tiêu, khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành mỡ. Còn thịt gà làm người có nhóm máu AB dễ bị xung huyết, gây viêm bao tử và ruột. Đậu phụ và hải sản (hợp với nhóm A), yaourt và trứng (hợp với nhóm B) cũng là những nguồn đạm được nhóm AB chuyển hóa tốt.

Thức ăn không hợp với nhóm AB là những loại mà nhóm A và B phải kiêng. Họ thừa hưởng được của nhóm B phản ứng “nghịch” đối với các loại đậu trắng hạt lớn, ngô, lúa mạch, hạt vừng; và có khuynh hướng dung nạp tốt các loại đậu hạt nhỏ, đậu nành và lạc của nhóm A.

Nhóm AB còn giống nhóm A ở chỗ dung nạp được chất gluten trong lúa mì, mặc dù lúa mì có khuynh hướng làm chậm nhịp chuyển hóa của nhóm AB và dẫn tới tăng cân. Trong cả 4 nhóm máu, chỉ nhóm AB là có vẻ “miễn dịch” đối với cà chua.

Người có nhóm máu AB còn thừa hưởng kiểu bị stress của nhóm A. Các tuyến thượng thận không được điều hòa khiến người có nhóm máu AB thường lo âu, dễ cáu gắt, năng động thái quá, có khi làm việc đến kiệt sức và dễ mắc bệnh nhiễm trùng.

Các môn thể thao tốt cho nhóm AB là những môn đem lại sự bình thản và tập trung như tai-chi, hatha yaga và akido. Những môn thể thao phù hợp với nhóm A cũng có lợi cho nhóm AB, gồm đánh gôn, đi bộ, bơi lội, xe đạp và thể dục nhịp chậm.

Những bệnh mà người có nhóm AB dễ mắc cũng giống như nhóm A, gồm các bệnh nhiễm trùng, bệnh tim và các loại ung thư. Người có nhóm máu AB cũng có khuynh hướng bị thiếu máu ác tính, xơ cứng rải rác.

Thực đơn thích hợp cho người có nhóm máu O

Bộ máy chuyển hóa của những người có nhóm máu O sẽ vận hành tốt nhất nếu được cung cấp các thức ăn có tỷ lệ đạm cao và bột - đường thấp. Nghĩa là họ nên ăn nhiều bữa nhỏ có thịt gà, vịt (tránh thịt lợn) và cá, kèm rau, trái cây.

Máu O là nhóm máu “cổ xưa” nhất, nó phản ánh lối sống của con người trong thời kỳ nguyên thủy, khi còn phải săn thú và hái lượm thức ăn để sinh sống và tồn tại. Hiện nay, đây là nhóm máu phổ biến nhất.

Các thức ăn "thù địch" đối với những người có nhóm máu O là đa số các loại ngũ cốc (đặc biệt là lúa mì), đậu hạt, nhiều loại rau thuộc họ cải (như cải bắp, súp lơ, cải mù tạc) và các sản phẩm từ sữa. Các thức ăn này có những lectin sẽ dẫn tới phản ứng kết dính rất có hại trong cơ thể. Người có nhóm máu O cũng phải kiêng cả cà chua, vì cà chua có chứa một lectin đặc biệt mạnh, có khả năng kết dính các nhóm máu A, B và O. Lectin có trong cà chua cũng làm giảm hàm lượng mucin - thành phần chính của chất nhầy trong dạ dày, gây bệnh ở cơ quan này.

Thể dục nhịp điệu mạnh là hình thức tập luyện chống stress tốt nhất đối với người có nhóm máu O, vì họ thừa hưởng được của tổ tiên - vốn là những “thợ săn” - nhịp độ chuyển hóa nhanh một số lớn năng lượng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy khi bị stress, người nhóm máu O có khuynh hướng tiết ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh ở nồng độ cao hơn hẳn những người có nhóm máu khác. Tuy nhiên, về hàm lượng enzym monoamine oxidase (MAO) thì lại kém các nhóm máu khác. Thể dục nhịp điệu mạnh sẽ giúp những người nhóm máu O điều hòa và cân đối các chất sinh hóa chỉ điểm của stress.

Những người thuộc nhóm máu O nếu ăn uống không đúng có nhiều nguy cơ bị loét dạ dày; vì dạ dày của họ thuộc loại được trang bị để “tiêu thịt” nên sản xuất ra nhiều acid. Họ cũng thường bị chứng viêm ruột, hội chứng ruột dễ kích thích và viêm khớp. Các chất lectin trong lúa mì và bắp còn dễ gây béo phì cho người có nhóm máu O (khi liều cao insulin chuyển đường thành mỡ trong các tế bào).

Thực đơn tốt nhất cho người có nhóm máu A

Ống tiêu hóa của người thuộc nhóm máu A thích hợp với chế độ ăn có nguồn đạm chủ yếu từ cây cỏ và ngũ cốc, hoặc cá đánh bắt được từ hồ, sông, biển kề cận nơi cư ngụ.

Nhóm máu A được gọi là nhóm máu của “người thợ cày”, xuất hiện sau giai đoạn săn bắt, hái lượm, khi các đàn súc vật thưa dần và loài người bớt di chuyển, bắt buộc định cư một chỗ, phải biết cách trồng trọt, cày cấy và bảo quản thức ăn thu hoạch. Hiện nay, những người có nhóm máu A (chiếm 40% dân số Mỹ) vẫn tiếp tục phát triển. Họ thích hợp với chế độ ăn chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật như các sản phẩm từ đậu nành, các hạt họ đậu, ngũ cốc, rau, trái cây... và một ít cá. Thỉnh thoảng họ cũng có thể ăn thịt gà, thịt vịt và những sản phẩm từ sữa lên men chua (như yaourt).

Những thức ăn có hại cho máu nhóm A là thịt và các sản phẩm từ sữa. Dạ dày của những người này vốn chỉ quen tiêu hóa rau, ít tiết ra axit không thích hợp với việc tiêu hóa đạm động vật. Thịt sẽ được chuyển hóa chậm và hậu quả là độc tố bị ứ lại trong ruột, làm viêm tấy niêm mạc ruột.

Khi niêm mạc đã bị tổn thương, các lectin và độc tố có thể xâm nhập vào vòng đại tuần hoàn, di chuyển tới đâu sẽ sinh bệnh ở đó. Những thức ăn từ sữa không được tiêu hóa đến nơi đến chốn sẽ gây nên những phản ứng insulin. Khi chức năng dẫn đường vào tế bào của insulin không được hoàn tất, nhịp chuyển hóa chậm lại, năng lượng không được tiêu hao và calo không dùng tới sẽ chuyển thành mỡ dự trữ.

Cũng như người có nhóm máu O, người thuộc nhóm máu A cũng nên tránh ăn cà chua.

Khi bị căng thẳng (stress), người có nhóm máu A hay nóng nảy, dễ lo âu, cáu gắt. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nồng độ cortisol (do tuyến thượng thận tiết ra) trong máu của họ cao hơn nhiều so với những người có nhóm máu khác. Điều này giải thích tại sao người nhóm máu A có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn các nhóm kia.

Những môn thể dục nặng và có tính cách đối kháng dễ làm suy kiệt năng lực thần kinh của những người nhóm máu A. Họ thích hợp hơn với những phương pháp luyện tập nhẹ nhàng như yoga, tai-chi hay ngồi thiền, hoặc những môn thể thao không có tính đối kháng như đánh gôn, đi bộ, thể dục, bơi lội, đạp xe hay những bài quyền nhịp chậm.

Các bệnh người thuộc nhóm máu A dễ mắc phải:

- Bệnh tim mạch: Vì họ có lượng trigglycerid và cholesterol máu cao (do tiêu hóa thịt và chất béo bão hòa kém).

- Ung thư.

- Bệnh thiếu máu ác tính: Người nhóm máu A có ít axit trong dạ dày nên rất khó hấp thu sinh tố B12 (Cobalamin) - một yếu tố cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố hemoglobin.

Chữa nhức mỏi cơ thể

Những người bị đau, nhức mỏi cơ thể không nên ăn: măng tre, cà tím, rau muống, rau nhút, đậu bắp... Đó là lời khuyên của lương y Huỳnh Văn Quang, Hội Đông y quận 5 TP HCM.

Theo lương y Huỳnh Văn Quang, trong lao động hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều yếu tố gây đau. Ngoại trừ những kích thích mạnh, tác động lên dây thần kinh cảm giác đau, còn phần lớn mức độ đau nhỏ, thoáng qua, nên ta không để ý. Y học cổ truyền xem đau, nhức mỏi cơ thể là bởi huyết không thông, khí không hành; ngoài ra còn do "hư, tà, tặc, phong", nghĩa là trong lúc cơ thể đang yếu, mà gặp phải gió độc cũng làm cho cơ thể bị đau nhức.

Theo y học hiện đại, nguyên nhân của sự đau nhức, mỏi mệt là cơ bắp hoạt động quá nhiều, gây thiếu tổng hợp men ATP (Adenosin Tri Phosphat) - nguồn năng lượng của cơ thể. Nguyên nhân gây đau nhức, uể oải còn là sự chậm truyền tín hiệu trong các tế bào cơ trong lúc cơ bắp hoạt động quá căng thẳng (xảy ra ở cả những người làm việc thụ động cơ bắp như ngồi lâu trước máy tính, làm việc bàn giấy). Khi đó, lượng acid lactic trong tế bào cơ tăng cao và ion kali trong tế bào bị thoát ra bên ngoài, gây nên tình trạng uể oải, nhức mỏi.

Theo lương y Quang, có rất nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức từ hóa dược và thảo dược. Tuy nhiên, không phải cái đau nhức nào cũng cần sử dụng đến các loại thuốc này. Khi cơ bắp làm việc thụ động với khoảng thời gian quá lâu, lượng acid lactic tụ lại ở các mô cơ, cũng như lưu lượng tuần hoàn máu cũng bị giảm đi tại các mô cơ, dẫn đến uể oải, đau nhức cơ.

Vì thế, để khắc phục hiệu quả nhất tình trạng này, cần làm gia tăng sự tuần hoàn máu với vài động tác đơn giản sau khoảng thời gian làm việc thụ động quá lâu. Còn đối với những trường hợp nhức mỏi do lao động nặng nhọc, cần giảm sự hoạt động quá sức của cơ bắp. Đối với triệu chứng đau, mỏi vai, thông thường biện pháp xoa bóp vùng gáy cổ, các đốt sống cổ và bả vai (mục đích là làm lưu thông máu và thư giãn cơ) sẽ đem lại hiệu quả.

Trong y học cổ truyền, để điều trị những trường hợp đau nhức, mỏi vai, mỏi cơ, phương pháp hay nhất vẫn là xông hơi (bằng cách nấu các lá loại cây tự xông, hoặc xông ở các cơ sở vật lý trị liệu, y học cổ truyền). Phương pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả, bởi khi xông, nhờ tác động của hơi nóng, các mạch máu ngoại biên giãn ra, giúp máu lưu chuyển tốt hơn, cũng như thải những chất cặn bã trong tuần hoàn huyết, thông qua tuyến mồ hôi ra ngoài. Sau khi xông, tuyệt đối không được tắm nước lạnh (sai lầm này thường gặp ở những người đi massage, xông hơi nóng xong rồi lại vào hồ nước lạnh ngâm mình, hoặc tắm lại bằng nước lạnh, trước khi lên bàn massage!). Cần lau khô người, tránh gió lùa, nếu không sẽ bị đau nhức trở lại, thamạ chí nặng hơn. Khoảng 2 giờ sau khi xông hơi mới có thể tắm lại bằng nước lạnh. Sau khi xông, nên uống một tách trà chanh nóng, hoặc trà gừng có tí đường.

Ngoài ra, còn có thể trị chứng đau, nhức mỏi người bằng cách day ấn các huyệt dọc theo hai bên sống lưng, từ đốt sống cổ đến tận vùng thắt lưng, khoảng 10-15 phút, rất hiệu quả. Hiện nay, y học cổ truyền còn có phương pháp trị liệu chứng đau nhức cơ thể đơn giản, hiệu quả bằng việc sử dụng sóng siêu âm, laser châm hồng ngoại (thay cho châm kim trước đây).

Các món nên ăn khi đua nhức cơ thể

Một trong 3 loại chim cút, chim sẻ hoặc thịt dê dùng với bột quế, gia vị vừa đủ cho ngon, đem nấu cháo để ăn.

Thịt thỏ, mai hay thịt ba ba (200-300 g) đem nấu cháo thật nhừ để ăn (có tác dụng bổ âm, thích hợp với những người cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, bực bội, sợ khí hậu nóng ẩm).

Chim cút bỏ lòng (1 con), nhộng tằm tươi (5 con), đại hồi (1 cánh), một ít tiểu hồi, 2 quả sa nhân, gia vị. Cách chế biến: Những thứ trên rửa sạch, cho vào bụng chim cút, rồi khâu lại, đem chưng cách thủy để ăn.

Đau, nhức mỏi lưng do ngồi làm việc lâu: Táo đỏ (10 quả), bột phục linh (30 g), hoài sơn (50 g), gừng tươi vừa đủ. Tất cả đem nấu chung với khoảng 100 g gạo thành cháo, để ăn thường xuyên, có tác dụng rất tốt.

Đau, nhức đầu do làm việc quá căng thẳng, ngồi lâu, sử dụng trí não nhiều: Dùng một cốc trà gừng thật nóng, cộng với một lát nhân sâm và một tí mật ong, viên kẹo bạc hà sẽ giải tỏa ngay những căng thẳng tức thời.

Bột sâm tam thất đem pha với nước sôi để uống, có tác dụng dưỡng huyết và thanh lọc máu, giúp sảng khoái tinh thần.

Long nhãn (nhãn nhục) 20 g, bạch quả (20 quả), đem chưng cách thủy để ăn.

Thiên ma (2 lát), xuyên khung (1 lát), trứng gà (2 cái), một ít đường phèn, đem chưng cách thuỷ để ăn.

Ăn trưa thế nào lợi cho sức khỏe?

Bữa trưa không nên ăn quá no, ăn chậm rãi cũng không nên sử dụng thức ăn mỡ quá cao ảnh hưởng tới công việc.

1. Nhóm ăn nhanh

a. Cơm hộp: Hầu hết thức ăn đều rán, nướng, xào... theo "3 cao 3 thấp", tức là: cao nhiệt lượng, cao mỡ, cao protein; 3 thấp là: thấp vitamin sợi, thấp C, thấp chất khoáng.

Bữa ăn trưa theo kiểu này nhiều năng lượng và nhiều mỡ vào cơ thể, dễ dẫn đến béo phì và thiếu sinh tố.

Xử lý: Hãy cố gắng chọn loại thấp nhiệt lượng như tăng cường rau xanh, thay nước ngọt bằng trà xanh, hoặc bằng một ít quả cây nhiều vitamin như cà chua, dưa chuột ăn sau bữa ăn bổ sung cellulose và vitamin C cho cơ thể.

Kiểu ăn này không nên trở thành một kiểu ăn cố định

b. Ăn kiểu Trung Quốc: Hầu hết là hấp, ninh, xào... tạo ra một bữa ăn, dầu mỡ và năng lượng có ít hơn. Cơm nhiều, thức ăn ít, đặc biệt là tỷ lệ rau xanh ít hơn.

Xử lý: Cần làm theo "3 chọn", chọn nơi ăn vệ sinh, chọn cách nấu ăn phù hợp cân bằng, chọn rau xanh nhiều hơn thịt. Nếu không chú ý chọn thực phẩm và phối chế thức ăn cũng dễ dẫn đến cơ thể mất cân bằng.

2. Nhóm ăn mì thay bữa trưa:

Thực ra cơ thể cần đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Ăn mì, rau xanh quá ít, protein cũng quá ít, nếu ăn kiểu này lâu dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và sức miễn dịch kém đi.

Xử lý: Hãy ăn thêm rau xanh và trái cây giàu vitamin, hoặc bữa tối phải bổ sung thêm dinh dưỡng. Không nên ăn mì ăn liền kéo dài vì loại này hầu hết đã hấp, sấy, vitamin phần lớn bị phá hủy. Có điều kiện nên ăn thêm sữa chua, sữa bò bổ sung protein và khoáng chất.

3. Nhóm ăn tập thể:

Hầu hết là ở công xưởng nhà máy; trong các doanh nghiệp có nhà ăn tập thể, ăn theo ca kíp, giờ giấc quy định, để đảm bảo lượng giờ sản xuất. Chất lượng ăn kiểu này không ngon, không đủ chất, thức ăn đơn điệu, ít thay đổi món, nhiều khi mang tính phục vụ đại trà, ít trách nhiệm.

Xử lý: Có thể hợp nhóm với nhau, thay đổi món làm cho hình thức bữa ăn đa dạng hơn. Bữa tối ăn nhạt đi, đồng thời ăn bổ sung chất cho cơ thể.

4. Nhóm cơm đặt:

Tức là nhóm những người ăn cơm theo định mức đặt, gọi điện thoại mang tới tận nơi.

Cơm phục vụ kiểu này hầu như không theo ý, có gì ăn nấy, mặn nhạt thất thường, mỡ nhiều, thức ăn ít tươi, thậm chí có khi dùng phải "đồ cũ" hoặc thực phẩm ôi thiu.

5. Nhóm tự túc:

Tự đem theo cơm thức ăn đến nơi làm việc, tiết kiệm nhưng không tiện lợi. Do phải chờ đến giờ ăn trưa mới ăn nên cơm và thức ăn nguội lạnh, biến chất có thể gây ngộ độc.

Năm yếu tố giúp cho ăn trưa khỏe mạnh:

- Không ăn trưa quá no, để tránh ảnh hưởng công việc buổi chiều.

- Tốc độ ăn phù hợp, thời gian không nên ngắn dưới 20 phút.

- Ăn xong không nên ngồi quá lâu nên đi lại giúp cho tiêu hoá.

- Không nên tiếc những thức ăn mỡ quá cao, năng lượng nhiều.

Các món ăn chống ô nhiễm

Ô nhiễm do bụi

Mộc nhĩ đen: Do có chứa nhiều loại men và những chất kiềm thực vật, mộc nhĩ có thể tác động lên dị vật gây bệnh, đặc biệt là ở bộ máy hô hấp và tim mạch của những người sống và lao động trong môi trường ô nhiễm (công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy dệt bông vải sợi, len, thảm...).

Mộc nhĩ là món ăn đứng đầu bảng đã được các dân tộc phương Đông dùng từ lâu đời cho người dân vùng mỏ. Và là món ăn thông dụng rẻ tiền có tác dụng phòng chống bụi gây bệnh. Mộc nhĩ có thể dùng được nhiều cách như xào, nấu, nấu cháo, chè, làm nhân bánh giò…

Tiết lợn: Cũng được lý giải công dụng như mộc nhĩ và còn tạo thuận lợi tống độc ra ngoài nhanh qua đường đại tiện. Đối với người có bệnh đường tiêu hóa hoặc ăn chưa quen thì phải cẩn thận, đặc biệt với món tiết canh.

Tiết canh thang: Dùng 30 g sứa, 150 g mã thầy tươi, nấu chín với nước. Có tác dụng đối với môi trường bụi gây khô, rát ngứa họng, viêm họng có đờm vàng.

Canh bách hợp, đảng sâm, phổi lợn: Phổi lợn, bách hợp 15 g, đảng sâm 20 g. Nấu nhừ ăn, chữa chứng ho ở người làm việc trong môi trường bụi, bị chứng đoản hơi, chóng mệt, suy nhược.

Ô nhiễm do hóa chất độc hại

Ở các thành phố lớn có nhiều phương tiện giao thông, đặc biệt là ôtô, xe máy, không khí thường có lẫn khí độc. Các nhà máy ngành hóa chất cũng có thể gây các bệnh nghề nghiệp, trong có chì và benzen thường có trong cao su, chất dẻo…

Tỏi: Mỗi bữa ăn hàng ngày nên ăn vài tép tỏi tái hoặc sống. Nên dùng tỏi giã nhuyễn ăn tươi, bảo quản tỏi để ăn hàng ngày hoặc thái lát ngâm trong dấm. Để không còn mùi tỏi thì sau khi ăn xong, nên ăn kẹo hoặc nhai ít nhánh chè Thái.

Rau quả: Có nhiều sinh tố C như cam, chanh, quýt, bưởi…

Thức ăn động vật: Thịt, trứng, cá chuyển hóa chì thành photphat 3 dễ hòa tan để bài tiết ra ngoài.

Sữa bò: Protein của sữa kết hợp với chì thành chất không tan, hạn chế sự hấp thụ chì. Ngoài ra canxi có trong sữa ngăn cản chì vào xương để bài tiết ra ngoài.

Các thứ khác: Hải đới, mã thầy, rau cải các loại nhất là bắp cải, đậu các loại, nhất là đậu xanh.

Những người có nguy cơ ô nhiễm thủy ngân (nơi đãi vàng, nơi dùng thuốc nhuộm giấy gỗ, thuốc diệt nấm, thuốc trong nha khoa) nên ăn thực vật có nhiều pectin (chất keo) như cà rốt, cùi trong các loại quả bưởi, quýt, cam, chanh…

Ô nhiễm do phóng xạ

Thường phóng xạ gây nhiễm cho những người làm việc trong môi trường có bức xạ như nhà máy năng lượng hạt nhân, các phòng chiếu tia xạ trị, phòng chụp X-quang, ngồi trước các màn hình, các máy photocopy.

Rong biển: Là chất kỵ các phóng xạ, giúp cơ thể bài tiết ra ngoài.

Các loại rau củ như: Cải bắp, cà rốt.

Uống nước trà xanh (trà tươi) hàng ngày.

Sâm Koryoinsam (Bắc Triều Tiên) có khả năng cứu sống 85% chuột bị nhiễm xạ bằng cách tiêm 10 mg dung dịch sâm này.

Chữa tác hại của xạ trị: Dùng hoa cải giã nhuyễn vắt nước nấu sôi thêm đường mía uống để chống rụng tóc. Ngoài ra các đối tượng này còn được chỉ định dùng mật ong hàng ngày để bù lượng gluco bị giảm.

Đông y thường dùng các thuốc bổ âm sinh tân dịch như rùa, ba ba, lươn, lê, mộc nhĩ.

Ô nhiễm tiếng ồn

Dùng các chất bổ dưỡng như trứng, sữa, đậu, rau quả tươi. Lưu ý dùng những thứ nhiều vitamin B1 magiê. Đông y thường dùng một số thức ăn để phòng chống độc chưa được xếp vào nhóm đặc hiệu:

Đậu xanh: Theo kinh nghiệm dân gian, đậu xanh hóa giải tất cả các độc tố thâm nhập vào cơ thể. Mùa hè là mùa dễ bị ô nhiễm nặng, nên ăn cháo, canh nước, chè đậu xanh là thích hợp. Đậu xanh thường được dùng chữa ngộ độc thạch tín.

Cam thảo: Là vị thuốc hay được dùng làm thức ăn, uống, có tác dụng giải những độc tố. Dùng cam thảo bọc trong túi vải nấu với đậu nành cho nhừ, có thể thêm gia vị rồi ăn.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng cam thảo, vì dùng lâu dài có thể gây tình trạng phù do bị giữ nước và có thể bị suy giảm tình dục.

Chất kiềm: Theo Đông y, kiềm có trong rau quả. Ngoài tác dụng dinh dưỡng, kiềm còn có tác dụng làm sạch môi trường bên trong cơ thể, kiềm trong máu sẽ phân giải chất độc rồi bài tiết ra ngoài để giữ nội môi được trong sạch vô hại.

Khỏe và đẹp đôi khi không song hành

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn ăn nhiều sushi vì món này cung cấp nhiều vitamin và iốt. Nhưng chính lượng iốt dồi dào trong tảo sẽ làm bạn nổi nhiều mụn.

Thông thường, sức khỏe là bạn đồng hành với vẻ đẹp của người phụ nữ bởi những lý do sau:

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhiều hoa quả, đậu hạt, rau, dầu thực vật và đặc biệt là cá với hàm lượng cao omega 3 sẽ làm cho tim khỏe, da khỏe và mềm mại ít nếp nhăn, tóc dài, mượt mà.

Việc loại bỏ chất ngọt bằng cách ít sử dụng các loại bánh ngọt, các sản phẩm nhiều đường không chỉ tốt cho tim mạch và chuyển hóa mà còn giảm được mụn trứng cá, làm gầu trên tóc biến mất.

Một giấc ngủ đẹp ngon làm bạn trông đẹp hơn. Giấc ngủ tốt chính là chìa khóa để làm da đẹp bởi sẽ điều chỉnh được lượng hoóc môn tốt cho da.

Việc uống đủ nước hằng ngày tốt cho sức khỏe, cũng giúp làn da mỏng quanh mắt không bị thâm quầng sau một đêm thức dậy.

Tập thể thao làm bạn khoẻ mạnh, ngăn chặn những nếp nhăn trên khuôn mặt. Một bài tập tốt làm toát mồ hôi không chỉ đốt cháy mỡ và calo, nó còn có tác dụng tốt cho làn da của bạn thông qua thúc đẩy sự lưu thông máu. Do vậy nên luyện tập 3 lần trong tuần.

Kem chống nắng, kính râm giúp bảo vệ mắt và chống ung thư da, đồng thời làm chậm sự xuất hiện dấu vết thời gian trên khuôn mặt bạn.

Tuy nhiên, không phải mọi điều tốt cho sức khỏe cũng có lợi cho sắc đẹp và ngược lại

Các thói quen giúp bạn sức khỏe nhưng xấu đi

Uống nhiều sữa béo sẽ khiến mặt nhiều trứng cá, do đó nên chọn sữa ít béo.

Trà có tác dụng ngăn chặn ung thư nhưng lại làm xỉn màu răng.

Theo một nghiên cứu gần đây, ăn pizza nhiều có tác dụng ngăn ung thư nhưng lại làm bạn lên cân.

Thói quen tốt cho sắc đẹp nhưng làm bạn yếu đi

Sáp nhổ lông làm sạch lông tận gốc nhưng lại gây nguy cơ nhiễm trùng.

Uống cà phê có tác dụng giảm sưng nhưng lại gây mất nước.

Thói quen tắm buổi sáng hoặc trước khi ngủ sẽ làm khô da.